Ngày 20/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã chính thức giới thiệu “Nền tảng quản trị doanh nghiệp toàn diện Base.vn”. Đây là một trong chuỗi sự kiện giới thiệu các nền tảng số “Make in Viet Nam” nhằm thực hiện chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử-Bộ Thông tin và Truyền thông vừa yêu cầu Google và các công ty quản lý mạng đa kênh (MCN) xử lý các video có nội dung nhảm nhí, giật gân trên Youtube.
Chiều 11/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) tổ chức Hội thảo công bố kết quả đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của các Bộ, ngành, địa phương năm 2019 và phổ biến Bộ chỉ số chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh.
Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhiễm mã độc, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á về tấn công email và thứ 3 thế giới về tấn công botnet.
Cuối năm là thời điểm "nóng" của hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua điện thoại và mạng xã hội. Tập đoàn VNPT tiếp tục nâng cao mức độ cảnh giác trên toàn hệ thống, đồng thời khuyến cáo khách hàng thận trọng trước các cuộc gọi, tin nhắn bất thường để tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 30/10, tại TP HCM, Bộ Ngoại giao và UBND TP HCM phối hợp tổ chức Hội nghị “Kiều bào đóng góp ý kiến về chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phát triển kinh tế Việt Nam”.
Từ các nguồn tin của người dân trên địa bàn TP Hà Nội, Sở TT&TT Hà Nội đã rà soát, xử lý một số đối tượng thực hiện cuộc gọi rác và gửi tin nhắn rác không đúng quy định.
Chuyên gia Trần Văn Khang, Trưởng nhóm Phân tích mã độc, Công ty VinCSS thuộc Tập đoàn Vingroup vừa phát hiện 3 lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên phần mềm thiết kế nổi tiếng Adobe Illustrator. Đây là những lỗ hổng bảo mật rất nghiêm trọng, nếu khai thác được, hacker có thể thực thi mã tùy ý trên máy tính của nạn nhân.
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), trong năm 2020, hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng của Việt Nam đã có những phát triển nổi bật. Đa số các loại sản phẩm cần thiết phục vụ bảo đảm an toàn thông tin đều đã có sản phẩm nội địa.
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức Lễ ra mắt Nền tảng định danh điện tử VNPT eKYC. Đây là sự kiện nằm trong chương trình chuyển đổi số quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nhận thấy mạng xã hội ngày càng phát triển và đi sâu vào mọi mặt của cuộc sống, Phòng An ninh kinh tế (Công an tỉnh Quảng Ninh) đã nghiên cứu, xây dựng mô hình Phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc sao cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra, tạo kênh kết nối, chia sẻ thông tin nhanh, chính xác, kịp thời giữa người lao động và cơ quan quản lý Nhà nước, lãnh đạo doanh nghiệp (DN)...
Theo số liệu thống kê của Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC)- Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, sau 3 tuần phát động chiến dịch “Bóc gỡ và rà soát mã độc trên toàn quốc” năm 2020 đã nhận được sự hưởng ứng lớn từ cộng đồng, với tổng số hơn 5 triệu lượt tiếp cận chiến dịch.
Từ ngày 29/9 đến 3/10, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã mở Khóa bồi dưỡng, tập huấn về “Quản trị an ninh và Quản trị An ninh phi truyền thống” cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các ban, ngành của tỉnh.
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã công bố Xếp hạng an toàn thông tin (ATTT) mạng của các cơ quan, tổ chức nhà nước năm 2019. Đà Nẵng là 1 trong 3 địa phương của cả nước xếp loại A.
Sản phẩm của Tập đoàn Viettel cho phép công ty viễn thông đa quốc gia quản lý hoạt động thuê bao dễ dàng, đảm bảo chủ quyền về di động ở các vùng biên giới không có cửa khẩu.
Đây là chiến dịch vì cộng đồng, hướng tới cá nhân, doanh nghiệp; cung cấp các công cụ kiểm tra, xử lý và bóc gỡ mã độc nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng trên không gian mạng Việt Nam, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.